Cách Chọn Chim Khướu & Kỹ Thuật Nuôi Khướu Cho Người Mới

Cách Chọn Chim Khướu & Kỹ Thuật Nuôi Khướu

Trong giới đam mê nuôi chim cảnh thì không thể không nhắc đến Chim Khướu. Là bậc thầy có tiếng hót hay, cùng với kỹ năng hót được nhiều giọng khác nhau mà còn dạn người. Tuy nhiên, cách chọn chim Khướu hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu là không hề dễ dàng. Thế nên hãy cùng Nuôi Chim Cảnh tìm hiểu sâu hơn dưới bài viết này nhé!

Cách Chọn Chim Khướu Hiệu Quả Nhất

Cách Chọn Chim Khướu Hiệu Quả Nhất
Cách Chọn Chim Khướu Hiệu Quả Nhất

Về giọng hót

Giọng hót của Khướu được chia sẻ qua giới chơi chim lâu năm thì thường có 3 giọng chính là giọng Thổ, giọng Kim và Thổ pha Kim. Trong đó giọng hót được ưa chuộng nhất phải kể đến giọng Thổ pha Kim. Bởi giọng hót này được trời phú cho độ trầm bổng nhất định, vừa to vừa thanh. Cùng với đó, những chú chim mang âm Thổ thì giọng trầm, to. Giọng Kim thì thanh, hơi nhỏ nhưng vang xa.

Chim Khướu hót hay được đánh giá trên tiêu chuẩn giọng hót của chúng phải thật trong, bài bản, có tiết tấu, âm điệu rõ ràng. Đối với những chú Khướu có khả năng bắt chước các giọng khác nhau trong môi trường sống cũng được người chơi chim dành nhiều cảm tình.

Về vóc dáng

Bạn đang xem Cách Chọn Chim Khướu & Kỹ Thuật Nuôi Khướu Cho Người Mới tại Tin Tức ở website Nuôi Chim Cảnh

Để chim Khướu phát triển ổn định, tiêu chí lựa chọn thường căn cứ vào ngoại hình, sức khỏe. Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ có phần khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn trong cách chọn vóc dáng cho Khướu mà bạn cần quan tâm:

  • Về phần đầu: Nên chọn những chú chim đầu nhỏ, mỏ thon hàm vừa phải. Sở hữu những đặc điểm này thường là những con Khướu khôn, tiếp thu nhanh.
  • Về phần mắt: Giống Khướu chất lượng thường có màu mắt vàng, rồi đến đỏ và nâu.
  • Về thân hình: Bạn cần lựa chọn chim có mình và đuôi dài thì như vậy mới đẹp được.
  • Về bộ lông: Chọn những con có bộ lông mượt, không cần quá sặc sỡ nhưng phải sạch sẽ. Chùm lông ở má phải trắng bóng. Yếm đen trước ngực chim cũng phải dài xuống gần bụng.
  • Về bộ chân: Muốn có được thế đứng vững chãi, bạn cần chọn Khướu có chân to, thẳng, dài và đầy đủ móng.
Đọc thêm »  Chim Bách Thanh - Chú Chim Nhỏ Bé Nhưng Mạnh Mẽ

Về cử chỉ

Chỉ với giọng hót hay và vóc dáng thì cũng chưa thể là một chú Khướu quý. Nó có đáng giá hay không cũng được quyết định thông qua cử chỉ, điệu bộ. Mỗi khi cất tiếng hót Khướu biết múa đuôi chuyển động lên xuống nhịp nhàng. Cùng với đó xòe rộng đuôi chim ra như rẽ quạt càng nhìn càng mê.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Thức ăn cho Khướu

Có nhiều người thắc mắc rằng có nên nuôi Khướu không? Giáp đáp cho câu hỏi này phải kể đến đó là Khướu không hề kén ăn, lại rất dễ nuôi cho người mới bắt đầu.

  • Đối với những con non mới nuôi: thức ăn thường là gạo rang bột trộn trứng. Nếu có thời gian bạn có thể tự làm hoặc mua tại cửa hàng chim cảnh. Ngoài ra, có thể cho chúng ăn bột dinh dưỡng em bé, bột ngô xay nhỏ, tép khô, trứng gà,…
  • Đối với những con trưởng thành: tiêu thụ tốt hơn các thức ăn như chim con. Thế nên ngoài những thực phẩm ở trên chim cũng rất thích ăn các loại thức ăn tươi như cào cào, thằn lằn, thịt bò, cá nhỏ, sâu chim,… Có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại hoa quả chín như chuối, cà chua,… Nước uống đun sôi để nguội, đảm bảo sạch sẽ.

Việc cân đối liều lượng ăn uống của Khướu mỗi ngày là vô cùng quan trọng. Chỉ nên dùng cố định 1-2 loại thức ăn và tránh thay đổi thức ăn liên tục khiến chim suy, hót ít.

Đọc thêm »  Chim Bị Trúng Gió: Dấu Hiệu Nhận Biết & Phương Pháp Điều Trị

Chọn lồng nuôi

Chọn lồng phù hợp có đường kính khoảng 40 – 50cm, cao khoảng 60 – 80cm nên là lồng tre hoặc mây. Chọn lồng có nan khít, rộng rãi, cần sơn phủ một lớp trên lồng chim, để hạn chế nấm mốc.

Khi mới mua chim về còn lạ lẫm, khá nhát người cần nhốt chim trong lồng. Đồng thời nên phủ áo lồng bên ngoài và treo lên cao tránh làm chim bay nhảy hoảng sợ và làm gãy đuôi chim. Sau một thời gian bạn có thể hé dần áo phủ lồng cho chim tập quen với môi trường xung quanh.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu
Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Cách tắm và vệ sinh cho Khướu

Chim Khướu rất ưa tắm mát, ở tự nhiên chúng thường sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối. Do đó, cần tắm cho chim vài ba ngày một lần, kéo dài 15 phút trong mỗi lần tắm. Chuẩn bị thêm một chiếc lồng riêng để Khướu tắm cho thoải mái mà còn hạn chế bị rụng lông. Để giúp chim có sức đề kháng tốt và có xương chắc khỏe hơn thì bên cạnh việc tắm mát, bạn cũng cần nên tắm nắng cho chim Khướu đều đặn.

Đặc biệt nên chú ý vệ sinh lồng thường xuyên để tránh chim bị bệnh.

Phòng bệnh cho Khướu

Mặc dù Khướu là một loài có sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, loài chim này cũng dễ mắc phải một số bệnh trong quá trình nuôi như: ghẻ, rận, bệnh cảm, suy nhược cơ thể,… Xuất phát từ vấn đề như không vệ sinh lồng thường xuyên, chăm sóc chưa đúng cách,… là nguyên nhân khiến vi khuẩn hay ký sinh trùng phát sinh gây hại cho Khướu.

Đọc thêm »  Cách Nuôi Chim Hút Mật | Đặc Điểm Của Chim Hút Mật

Bạn có thể khắc phục bằng cách: Pha loãng nước muối, xịt thuốc Frontline,… Hoặc liên hệ bác sĩ thú y để được hướng dẫn kịp thời cách phòng ngừa và điều trị cho chim Khướu.

Tuổi Thọ Của Chim Khướu

Tuổi Thọ Của Chim Khướu
Tuổi Thọ Của Chim Khướu

Tuổi thọ của chim Khướu trung bình từ 10 đến 15 năm. Chính vì, thuộc bộ Sẻ nên tính ra tuổi thọ của chúng được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, môi trường sống và cách chăm sóc là yếu tố tiên quyết để làm tăng tuổi thọ cho chúng. Nếu môi trường sống không đảm bảo, tuổi thọ của chim Khướu không khỏi bị rút ngắn lại.

Lời Kết

Hy vọng với bài viết trên của Nuôi Chim Cảnh sẽ giúp bạn cách chọn chim Khướu ưng ý với giọng hót hay, dáng đẹp, khỏe mạnh. Với một người yêu thương và kiên nhẫn như bạn, hãy đừng quên tạo cho chú Khướu của mình môi trường sống lý tưởng để giúp chúng phát triển hơn nữa nhé!