Chim Bị Trúng Gió: Dấu Hiệu Nhận Biết & Phương Pháp Điều Trị

Chim Bị Trúng Gió Dấu Hiệu Nhận Biết & Phương Pháp Điều Trị

Chim bị trúng gió thường là hình ảnh của sự yếu đuối và khó khăn. Tuy nhiên, trong thế giới con người, điều này có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Đôi khi, việc đối mặt với khó khăn và thách thức có thể là cơ hội để phát triển và trưởng thành. Hãy cùng Nuôi Chim Cảnh theo dõi bài viết dưới đây để khám phá thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Cách Chữa Chim Bị Trúng Gió Hiệu Quả

Cách Chữa Chim Bị Trúng Gió Hiệu Quả 
Cách Chữa Chim Bị Trúng Gió Hiệu Quả

Dấu hiệu nhận biết

Chim bỗng dưng bị co giật, mất khả năng thăng bằng, không bám nổi trên cầu và rơi xuống bố. Đây được xem là dấu hiệu của chim bị trúng gió.

Phương pháp điều trị

  • Trong trường hợp này nên lấy ngay dầu gió xanh Con Ó hoặc Khuynh Diệp (nên ưu tiên dẩu xanh hơn). Thoa đều hai lồng bàn tay, bắt chim ra giữ giữa hai tay và chú ý không nắm quá chặt đến khi chim không cong co giật nữa thì cho vào lòng. Tiếp tục đổ dầu xanh và đổ đều ở dưới bố xung quanh chỗ chim nằm, xung quanh áo lồng chim và trùm kín lồng chim lại ngay sau đó. Tiếp sau đó dùng 1 viên vitamin C hoặc B-Complex cắt ra phần nhỏ bằng hạt đậu xanh rồi tiếp tục nghiền nhuyễn pha vào 1 nắp chai nước khoáng.
  • Chấm vào ngón tay trước cho dính nước thuốc sau đó sẽ chấm vào mỏ chim uống, làm như vậy từ 3-5 lần rồi để chim vào lồng chim lại. Mỗi giờ sẽ cho chim uống như vậy. Đưa sâu hoặc cào cào non cho chim thấy mà ăn. Nếu chim không ăn thì phải bắt chim ra để nhéc vào mỏ, một lần vài con và không cho ăn quá nhiều.
  • Nếu sau một ngày chim vẫn còn sống thì chim đã ra khỏi thời gian nguy kịch, tiếp tục cho chim ăn, uống thước như hôm trước đến khi chim có thể tự mình ăn được.
Đọc thêm »  Cách Nuôi Chim Hút Mật | Đặc Điểm Của Chim Hút Mật

Lưu ý: Thức ăn và nước uống cần đặt dưới bố lồng chim ngay chỗ chim nằm để khi nào chim khỏe hơn sẽ tự ăn nếu như chim chưa thể nhảy lên cầu đứng. Cào cào non, dế trắng, sâu vừa lột sẽ là thưc ăn cho lúc này cho dễ tiêu hóa. Trước khi chim đi ngủ đổ dầu vào lồng chim mỗi buổi chiều sẽ giúp chim mau bình phục và giảm tình trạng bị niễng, run đầu và sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng giữ thăng bằng của chim sau này.

Chim Chích Chòe Lửa Bị Trúng Gió

Chim Chích Chòe Lửa Bị Trúng Gió
Chim Chích Chòe Lửa Bị Trúng Gió

Nguyên nhân

Bạn đang xem Chim Bị Trúng Gió: Dấu Hiệu Nhận Biết & Phương Pháp Điều Trị tại Tin Tức ở website Nuôi Chim Cảnh

Có thể bạn cũng sẽ biết, loài chim nào cũng có khả năng bị trúng gió cao. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trúng gió ở chim cảnh  nói chung và loài chim Chích Chòe Lửa nói riêng. Vậy làm sao để trị cho chim hết bệnh? Nuôi Chim Cảnh sẽ chia sẽ với các bạn những mẹo nhỏ sau để trị bệnh trúng gió ở chim Chích Chòe một cách hiệu quả nhất.

Bệnh trúng gió ở chim Chích Chòe thường có nhiều nguyên nhân, từ thời tiết đến cách chăm sóc hàng ngày. Đầu tiên, thời tiết chuyển mùa và gió mùa có thể làm cho chim khó thích ứng, đặc biệt là nếu lồng được treo ở những nơi đối mặt trực tiếp với gió. Việc tắm cho chim vào buổi chiều tối cũng có thể gây ra tình trạng này nếu lông chim không khô kịp trước khi được đặt vào lồng.

Đọc thêm »  Chích Choè Lửa Thay Lông Cho Ăn Gì? Bí Quyết Chăm Sóc Tốt Nhất

Làm thế nào để nhận biết chim Chích Chòe bị trúng gió? Các dấu hiệu thường bao gồm sự yếu đuối, mệt mỏi, và sự không linh hoạt trong hành động hàng ngày. Mắt chim thường có vẻ mờ nhạt và chim có thể thể hiện sự không thoải mái qua hành vi như dụi dụi, nhảy nhẹ dưới bố lồng, hoặc nằm ở góc lồng.

Phương pháp điều trị

  • Đầu tiên, không nên ép buộc chim ăn, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nghẹt cổ.
  • Sử dụng cây kim vạch mông để chích vào phần đỉnh nhỏ của phao câu và nhẹ nhàng nặn ra một chút.
  • Bôi dầu gió lên phao câu, nách cánh và lồng bàn chân của chim. Cần cẩn thận khi bôi gần mắt để tránh làm cay.
  • Để lồng chim hở một chút để theo dõi tình trạng của chim, và chuẩn bị thức ăn sẵn sàng khi chim đói.
  • Thêm một ít dầu gió vào lồng chim để giữ ẩm và giúp chim hồi phục.
  • Tránh tắm cho chim trong thời gian này để tránh làm lạnh và trúng gió thêm.
  • Nếu có trầm, hãy kẹp một ít vào nan lồng chim để giữ ấm.
Chim Chích Chòe Lửa Bị Trúng Gió
Chim Chích Chòe Lửa Bị Trúng Gió

Lời Kết

Với những biện pháp này, bạn có thể giúp chim Chích Chòe của mình nhanh chóng phục hồi sau khi trúng gió và đảm bảo sức khỏe cho chúng. Đừng quên tuân thủ các biện pháp chăm sóc hàng ngày để giảm nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai.

Đọc thêm »  Bí Quyết Cách Nuôi Họa Mi Bổi Lanh Lợi, Căng Lửa Hiệu Quả