Để chăm sóc một chú chim chào mào căng lửa hót hay người chơi không những phải biết đặc tính, chế độ ăn, cách chăm sóc. Mà còn biết về các tật và cách phòng ngừa bệnh cho chúng. Vậy nên, mời các bạn đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của Nuôi Chim Cảnh để nắm được các thông tin về chào mào căng lửa cắn đuôi và cách chữa chào mào sâu lông nhé!
Chào Mào Căng Lửa Cắn Đuôi Và Hay Rỉa Lông Do Đâu?
Nguyên nhân chào mào căng lửa cắn đuôi và rỉa lông
- Chào mào căng lửa cắn đuôi: Chào mào quá căng lửa và lông chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại. Do thiếu vệ sinh lồng và đáy lồng, môi trường sống không tốt khiến chim bị ngứa và tự cắn đuôi. Đồng thời tình trạng sức khỏe không ổn định, chim bị stress. Chào mào căng lửa không được tắm rửa thường xuyên, ăn uống quá nóng khiến chào mào ức chế dẫn đến tật cắn đuôi.
- Chào mào hay rỉa lông do thiếu chất dinh dưỡng như đạm, canxi, vitamin. Không được tắm và phơi nắng thường xuyên cũng là nguyên nhân gây ra tật này.
Cách chữa trị chào mào căng lửa cắn đuôi và rỉa lông
- Nếu chào mào chỉ mới rỉa lông ít, bạn nên dùng nước muối pha loãng để tắm chim. Tắm 2 ngày một lần trong 3 đến 4 lần tắm. Sau khi tắm cho chim phơi nắng 30 phút. Bạn có thể tham khảo của các loại nước tắm khác thay cho nước muối loãng ngoài các cửa hàng. Cách này giúp chim giảm ngứa, làm sạch phần lông và da của chim. Cần cho chim ăn kèm trái cây mát để tạo sắc tố lông, vì tắm nước muối nhiều lông chim hơi khô.
- Sử dụng thuốc BENKOCID nếu thấy chú chào mào căng lửa của mình có dấu hiệu cắn đuôi nặng. Thuốc này có tác dụng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, ký sinh trùng. Giúp lông và da của chim được làm sạch. Tuy nhiên, để tốt nhất cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.
- Ta cũng biết rằng cám là thức ăn được sử dụng thường xuyên. Chất tăng lửa trong cám nếu dùng nhiều sẽ khiến chào mào căng nóng, ức chế cắn đuôi. Bộ lông của chúng sẽ không còn đẹp nữa. Để chim hạ lửa, cần thay đổi loại cám kết hợp cùng các loại hoa quả tươi mát. Có thời gian bạn hãy tự làm cám cho chim hoặc mua cám chất lượng chứa nhiều canxi và đạm. Cách này khiến chim dịu lại, thoải mái hơn.
- Tránh cho chim đi ngủ quá khuya để đảm bảo chế độ nghỉ ngơi được hợp lý.
- Vệ sinh lồng chim sạch sẽ và theo dõi chim mỗi ngày.
- Hạn chế cho chim ăn sâu quy, sâu gạo. Đồng thời không để thức ăn dính trên lông chim.
Có Nên Nhổ Lông Cánh Chào Mào Không?
Đây là 1 trong những cách thuần chào mào bổi nhanh để hạn chế bay nhảy. Tuy nhiên, cách này không khuyến khích bạn thực hiện theo nhé. Bởi sẽ khiến chim mất lửa, tâm lý cũng sẽ trở nên hoảng loạn hơn.
Nếu bạn muốn thì chỉ nên nhổ mỗi bên cánh của chim 4 sợi lông. Tránh nhổ nhiều khiến chim không bay lên cầu ăn thức ăn được. Cần lưu ý sau khi nhổ bạn phải chăm sóc chim kỹ lưỡng hơn. Từ việc tắm rửa, vệ sinh sinh, chế độ ăn cũng cần phải đảm bảo hợp lý nhất.
Cách Chữa Trị Chim Chào Mào Sâu Lông
Dấu hiệu bệnh sâu lông ở chào mào
- Chào mào có biểu hiện xù lông, thường xuyên rỉa cánh.
- Lông đuôi và cánh thường dễ gãy, rụng, không bóng mượt.
- Lông đầu và lông ngực rụng thành từng mảng nhỏ.
- Chim không mọc lông cánh và tự nhổ lông trong một thời gian dài.
- Da chim bị tím tái và đỏ.
Nguyên nhân gây bệnh
- Thứ nhất, trường hợp nhiều nhất phải kể đến do chim ít được tắm. Hơn nữa việc phơi nắng cũng không được chú trọng.
- Thứ hai, sức khỏe chim giảm sút 1 phần do thiếu dưỡng chất. Chưa bổ sung các loại trái cây và canxi, vitamin, đạm hợp lý.
- Thứ ba, việc cho chim ăn quá nhiều thức ăn nóng và các loại sâu..
- Thứ tư, môi trường sống không đảm bảo chứa nhiều ký sinh trùng gây ngứa ngáy và rỉa lông. Điều này làm lông chim trở nên xơ xác và gãy.
- Cuối cùng, lồng và thức ăn của chào mào mất vệ sinh dẫn đến tình trạng sâu lông.
Cách điều trị bệnh
- Thường xuyên tắm nước cho chào mào để làm sạch lông. Đồng thời để lông chim chắc khỏe nên phơi nắng trong khoảng thời gian từ 30- 60 phút sau khi tắm.
- Chỉ nên trùm kín lồng khi chào mào đi ngủ, tránh gây khó chịu cho chim.
- Thời gian lâu mà bạn chưa thấy lông mọc lên dùng một cây kim đã được tiệt trùng y tế. Chích vào các lỗ chân lông của nó cẩn thận, tránh chim bị chảy máu. Có tác dụng kích thích sự phát triển của lông đuôi.
- Bạn có thể tắm chim bằng cách pha thuốc bột Solamid với nước theo chỉ dẫn. Sau đó, nếu có rượu Vodka bạn sử dụng bình xịt hoặc phun một lớp mỏng lên lông chim. Đồng thời, theo dõi chim khoảng 1-2 tuần, lông chim sẽ có hiệu quả rõ rệt.
- Có thể trị bằng cách thoa dầu gió vào cánh hoặc đuôi chim, giúp loại bỏ rầy gây hại.
- Đặc biệt chú trọng vào điều kiện nuôi nhốt và chế độ dinh dưỡng của chim chào mào. Ngoài ra, cần đảm bảo chim được cung cấp đầy đủ hoa quả tươi và nước sạch.
Trong thời gian chim bị bệnh, khá yếu. Để có được hiệu quả nhất thì việc chữa trị bệnh sâu lông sẽ mất khoảng 1-2 mùa lông. Đồng thời, điều đó cũng phụ thuộc vào chế độ nuôi nấng của bạn.
Kết Luận
Việc chào mào căng lửa cắn đuôi và bệnh sâu lông gây ra nhiều lo lắng cho người chăm sóc. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của Nuôi Chim Cảnh sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp trị liệu hợp lý. Từ đó, giữ được vẻ đẹp tự nhiên của chào mào và sức khỏe hiệu quả cho chúng.